Việc bổ sung chất khoáng Pentomin có nhiều nguyên tố đa vi lượng cân bằng trong ao nuôi giúp tôm luôn khỏe mạnh và phát triển nhanh

1. Lời Giới Thiệu về Khoáng chất

Khoáng chất nuôi Tôm từ Vĩnh Hảo – Bình Thuận là sự lựa chọn mới cho người nuôi Tôm Việt sau này. Bởi vì, Bình Thuận là nơi có vùng biển với hàm lượng khoáng chất cao nhất tại Việt Nam. Người nuôi Tôm biết đến Bình Thuận bởi nơi đây là trung tâm sản xuất tôm giống chất lượng cao cung cấp cho cả nước.

Ngoài thế mạnh về sản xuất tôm giống,  Bình Thuận còn là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều khoáng sản quý.  Đặc biệt, tại đây có mỏ khoáng núi lửa tự nhiên với trữ lượng khoáng chất lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Được hình thành do sự phân hủy của tro bụi và dung nham núi lửa qua hàng triệu năm, chất lượng ổn định. Đây là mỏ khoáng kiềm duy nhất tại Việt Nam phù hợp cho nuôi trồng thủy sản.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của người nuôi tôm, Công ty chúng tôi đã chọn mỏ khoáng núi lửa khu vực Vĩnh Hảo, tỉnh Bình Thuận là nơi khai thác và sản xuất khoáng chất tự nhiên cho ngành Tôm. Sau nhiều lần nghiên cứu thử nghiệm để cho ra đời rất nhiều dòng sản phẩm khoáng, cung cấp đầy đủ các nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng cho Tôm nuôi.

2. Khoáng Pentomin

Khoáng Pentomin là sản phẩm khoáng tổng hợp được sản xuất bởi công ty khoáng Việt An. Dựa trên nền tảng nguyên liệu khoáng núi lửa tự nhiên, được công ty khai thác và chế biến tại mỏ khoáng khu vực Vĩnh Hảo – Bình Thuận. Đây là mỏ khoáng kiềm duy nhất tại Việt Nam có chỉ số trao đổi Cation và hàm lượng Canxi cao

• Khoáng Pentomin có công thức phối trộn đặc biệt cung cấp nhiều khoáng chất đa lượng, vi lượng thiết yếu cân bằng cho tôm phát triển. Nguyên liệu tự nhiên và ổn định, không chứa các chất hóa học, phụ gia và không cần bảo quản đặc biệt. Giúp Tôm dễ hấp thu khoáng chất và thân thiện với môi trường. Tôm nhanh cứng vỏ,chắc thịt sau khi lột xác và tạo màu sắc vỏ Tôm bóng đẹp tự nhiên

• Cấu trúc các hạt khoáng dạng tổ ong kết hợp với hàm lượng Al2O3 tự nhiên trong Khoáng Pentomin có khả năng lắng tụ các hợp chất hữu cơ lơ lửng ,giảm phèn một cách tối ưu. Giúp làm sạch nước ao nuôi và hạn chế khí độc.

• Cung cấp khoáng Silicat SiO2 giúp tảo Tảo khuê phát triển ưu thế và ổn định màu tảo khuê trong suốt vụ nuôi.

• Cung cấp hệ đệm giúp ổn định độ kiềm và pH, cung cấp giá thể tự nhiên thích hợp cho Vi sinh vật có lợi phát triển trong ao nuôi Tôm.

• Cung cấp nhiều khoáng vi lượng tự nhiên quan trọng cho tôm phát triển.

3. Pentomin : Không đơn thuần chỉ là khoáng. Mà còn là liệu pháp để có môi trường ao nuôi tốt nhất cho Tôm phát triển.

  • Pentomin có công thức phối trộn đặc biệt cung cấp nhiều khoáng chất đa lượng, vi lượng cần thiết bổ sung cho tôm phát triển, sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thu thân thiện và bền vững với môi trường.
  • Pentomin không chỉ đơn thuần cung cấp khoáng chất cho Tôm phát triển mà còn có rất nhiều tác dụng giúp cải thiện chất lượng môi trường nước ao nuôi dựa vào những đặc tính đặc biệt mà chỉ khoáng Vĩnh Hảo Bình Thuận mới có được.Nuôi Tôm thuận theo tự nhiên dùng khoáng tự nhiên tiết kiệm chi phí và đạt được hiệu quả cao và giữ môi trường nuôi ổn định và bền vững.

Thành Phần: Trong 1 kg Khoáng Pentomin chứa

Mg (MgO, MgSO4.1H2O) (min): 3,5%
K (K2O, KCL) (min)    : 3 %
Ca (CaO, CaHPO4) (min)   : 4 %
Na (Na2O) (min): 0,3 %
Al (Al2O3) (min): 4 %
Fe (Fe2O3) (min): 0,5%
Độ ẩm (max): 10%
Chất mang (Dextrose) : Vừa đủ 100%

Cách sử dụng Khoáng Pentomin :

• Cải tạo ao đất: Sử dụng 5-10 kg/ 1.000 m2 phơi khô nền đáy rồi lấy nước vào ao.

• Gây màu nước: Sử dụng 2-3 kg/ 1.000 m2

• Sử dụng trong thời gian nuôi:

• Tháng đầu tiên : Sử dụng 2 –  3 kg/ 1.000 m3, định kỳ 3 – 5 ngày / lần

• Từ tháng thứ 2 :Sử dụng  3 – 5 kg / 1.000 m3 định kỳ 2 – 3 ngày / lần.

• Lắng tụ hợp chất hữu cơ lơ lửng, đáy ao bị ô nhiễm, xử lý kim loại nặng: 5 kg/1.000m3

• Tôm lột xác đồng loạt ,Tảo tàn, Trước khi thu hoạch : Sử dụng 5 kg / 1.000 m3

Tôm thuộc lớp giáp xác đã tồn tại và thích nghi phát triển thích hàng triệu năm ngoài tự nhiên….,,, Vỏ Tôm được ví giống như lớp áo giáp – Tuyến phòng thủ đầu tiên và quan trọng nhất. Tôm rất dễ bị bệnh nếu như Vỏ tôm bị tổn thương và thời điểm Tôm dễ bị bệnh nhất chính là lúc Tôm lột xác thay lớp “ áo giáp” để lớn lên……

Vì vậy tôm cần tái tạo “áo giáp” nhanh nhất và có cấu trúc chắc chắn. Thường xuyên bổ sung khoáng Pentomin đặc biệt thời điểm tôm lột xác  là một trong những giải pháp căn cơ giúp tôm nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên

• Hàm lượng khoáng chất tự nhiên trong nước sẽ giảm theo độ mặn.

• Hàm lượng khoáng chất trong ao đất sẽ giảm đi sau mỗi vụ nuôi.

• Nguồn nước từ giếng khoan trong lòng đất thiếu hụt rất nhiều khoáng chất và bị mất cân bằng khoáng

• Mật độ nuôi tôm càng cao thì thì nhu cầu khoáng chất cao và thường xuyên

• Các loại Muối khoáng Công nghiệp sử dụng trong phân bón nông nghiệp: MgSO4, MgCl2, CaCl2, KCl,…. cung cấp khoáng đa lượng nhanh, nhưng không bền và Tôm khó hấp thụ. Nếu sử dụng nhiều sẽ dẫn đến môi trường không ổn định.

• Khoáng cũng rất cần thiết cho tảo và Tảo Silic ( tảo khuê) cần nhu cầu khoáng Silicat rất lớn để phát triển.

4. Vì Sao Bổ Sung Khoáng Pentomin Lại Hỗ Trợ Vi Sinh Phát Triển Trong Ao Tôm?

Vi sinh vật có vai trò quan trọng trong hệ thống nuôi trồng thủy sản, kể cả trong ao nuôi thương phẩm lẫn trong trại sản xuất giống, vì chất lượng nước và việc kiểm soát dịch bệnh có liên quan trực tiếp cũng như bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hoạt động của Vi sinh vật.

Các chủng Vi sinh vật có lợi trong các chế phẩm sinh học chỉ chỉ phát huy tác dụng hoặc phát huy tác dụng tối đa khi chúng được tạo điều kiện tốt nhất để phát triển.  Yếu tố quan trọng nhất mà ít người nuôi tôm để ý đến đó là “ giá thể vi sinh”, được xem như nhà ở của Vi sinh vật.

Vi sinh vật sẽ bám vào giá thể và trú ngụ, từ đó tăng sinh khối nhanh hơn, “sức đề kháng” cũng tốt hơn làm quá trình phân hủy sinh học diễn ra nhanh chóng với hiệu suất xử lý cao. Ngược lại khi vi sinh vật bổ sung vào ao tôm nếu không có các giá thể vi sinh tự nhiên phù hợp thì vòng đời của chúng rất ngắn, khả năng nhân sinh khối thấp dẫn đến hiệu quả sử dụng không cao.

Trong nuôi tôm nếu chỉ chú ý vào kỹ thuật nuôi, ao tốt, thức ăn loại tốt thì vẫn chưa đủ vì tôm cần thêm thành phần khoáng giúp tôm chắc khỏe về vỏ bên ngoài điều hòa thẩm thấu xúc tác bên trong cơ thể của trong quá trình phát triển của tôm.

Ngoài vai trò được biết đến là cung cấp khoáng chất thiết yếu cho môi trường nước thì các hạt khoáng núi lửa trong Pentomin có cấu trúc dạng xốp, nhẹ và rất mịn được xem là những giá thể vi sinh tự nhiên trong ao tôm bởi chúng có tính tương thích sinh học rất cao. Chính đều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng của các chế phẩm vi sinh trong ao nuôi tôm rất lớn.

5. Ba điều cần biết khi bổ sung khoáng cho tôm thẻ và tôm sú

Bổ sung khoáng cho tôm thẻ, tôm sú đúng cách sẽ quyết định đến tỉ lệ sống và sự tăng trưởng của tôm nuôi.

Vai trò khoáng trông trong nuôi tôm

Nhu cầu khoáng chất cho tôm

Bổ sung khoáng Pentomin cho tôm

Bổ sung khoáng chất cho tôm thẻ, tôm sú đúng cách

Bổ sung khoáng chất cho tôm thẻ, tôm sú đúng cách sẽ quyết định đến tỉ lệ sống và sự tăng trưởng của tôm nuôi. Đặc biệt là những ao nuôi có độ mặn thấp cần bổ sung khoáng chất để đạt được sản lượng mong muốn. Ở bài viết này, nuôi tôm an toàn sẽ cùng bà con đi tìm hiểu tổng quan về khoáng chất cũng như cách bổ sung khoáng cho tôm đúng cách nhất.

Vai trò của khoáng trong nuôi tôm

Khoáng chất đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho sự phát triển và giai đoạn lột xác của tôm nuôi. Thông thường, những khoáng chất được hấp thụ qua thức ăn và môi trường nước, chúng có nhiều chức năng sinh lý có tác dụng duy trì sự cân bằng acid-base và điều hòa áp suất thẩm thấu.

Khoáng được chia ra làm hai loại chính: Khoáng vi lượng cho tôm (Cu, Fe, Ni, Mn)  và khoáng đa lượng cho tôm (Ca, L, Mg, P).

Khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và lột xác của tôm nuôi

Những khoáng tạt ao tôm như Ca, Cu, Mg, K, Zn, P,… rất quan trọng đối với quá trình lột xác và hình thành vỏ mới cho tôm. Mỗi chất đem đến những công dụng khác nhau, cụ thể như:

— Khoáng Mg: Đây là chất xúc tác trong một số phản ứng quan trọng trong hệ thống enzyme, tôm thiếu Mg sẽ dẫn đến hiện tượng giảm ăn, chậm lớn, thậm chí chết rải rác.

— Khoáng Cu: Đồng có nhiệm vụ vận chuyến máy và hô hấp trên tôm, đồng thời góp phần hình thành sắc tố Melanin. Trong trường hợp tôm thiếu Cu sẽ dẫn đến chậm lớn.

— Khoáng Zn: Có công dụng vận chuyển CO2 trên tôm, giúp kích thích tiết acid chlohyride (HCl). Trong trường hợp thiếu kẽm vật nuôi sẽ giảm sinh trưởng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của tôm bố mẹ.

— Khoáng tạt nguyên liệu Na, Cl, K: Na có công dụng dẫn truyền xung động thần kinh cơ. K có vai trò trong quá trình trao đổi chất, thiếu K tôm sẽ biếng ăn chậm lớn. Cl tham gia vào quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu và các hoạt động enzyme trong tế bào.

— Khoáng tạt cho tôm Ca, P: Ca và P được xem là thành phần quan trọng quyết định vào quá trình hình thành lớp vỏ kitin. Trong đó, Ca tham gia vào quá trình đông máu, các chức năng cơ, sự truyền dẫn thần kinh và điều hòa áp suất thẩm thấu. P có vai trò là trung tâm trong quá trình chuyển hóa năng lượng, duy trì độ pH trong cơ thể tôm.

Nhu cầu khoáng chất cho tôm

Khoáng là chất đóng vai trò quan trọng giúp cho quá trình lột xác của tôm nuôi. Nếu thiếu khoáng, tôm sẽ bị cong thân, mềm vỏ và khó lột xác. Trong nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú mật độ cao thì việc bổ sung khoáng cần phải được bà con chú trọng và kịp thời. Nhu cầu khoáng chất cho tôm thẻ chân trắng và tôm sú thay đổi theo từng giai đoạn tăng trưởng và theo từng loại khoáng. Chúng có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, lột xác liên tục, thả nuôi với mật độ cao nên nhu cầu khoáng là rất cao.

Tôm có thể hấp thu khoáng qua hai cách: Khoáng tạt ao tôm và khoáng trộn thức ăn cho tôm nuôi.

• Tôm có thể hấp thu khoáng trực tiếp từ môi trường thông quá việc hấp thụ qua mang nên việc tạt trực tiếp vào trong nước để bù vào lượng khoáng bị mất trong quá trình lột xác của tôm là việc rất cần thiết.

• Đối với những ao nuôi có độ mặn thấp thiếu khoáng, nên cần bổ sung nhiều khoáng cho tôm để đảm bảo cho quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm.

Hiện tượng tôm thiếu khoáng

Tôm bị thiếu khoáng sẽ xuất hiện một số dấu hiệu sau đây:

• Thời gian đầu, tôm thiếu khoáng sẽ xuất hiện những chấm đen li ti trên toàn vỏ tôm nuôi.

• Quan sát thấy tôm bị đục cơ từng phần và đục cơ toàn thân, kèm theo dấu hiệu cong thân.

• Những tôm bị nặng sẽ bị rớt đáy, nhiều ao rớt vài con, có ao rớt vài chục cao, thậm chí có ao sẽ rớt khoảng từ 9 – 10 con mỗi ngày

• Trong giai đoạn lột xác tôm sẽ bị mềm vỏ và chậm lớn.

Tôm tăng trưởng mạnh nhất trong giai đoạn từ 30 – 35 ngày tuổi, nếu trường hợp này tôm tăng trưởng chậm thì chứng tỏ hàm lượng Ca, Mg trong môi trường nước bị thiếu, không cung cấp đủ nhu cầu hấp thu của tôm. Lúc này, cần phải tiến hành bổ sung khoáng tổng hợp cho ao tôm nuôi.

Bổ sung khoáng cho tôm thẻ, tôm sú

Nếu nước có độ mặn cao hoặc thấp nhưng hàm lượng khoáng trong ao nuôi vẫn đủ và tỉ lệ phù hợp thì bà con không cần phải bổ sung thêm khoáng. Tuy nhiên, quá trình tôm sinh trưởng và phát triển cùng các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài sẽ làm mất đi một lượng khoáng cần thiết cho tôm. Do đó, bà con cần phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi hàm lượng nước trong ao bằng các bộ kít và dụng cụ đo chuyên dụng để kiểm soát và cung cấp khoáng kịp thời cho ao nuôi tôm.

Việc bổ sung khoáng cho tôm sú ăn và tôm thẻ còn phụ thuộc nhiều vào khả năng hấp thu của các loại khoáng này ở môi trường nước. Bà con nên lựa chọn các loại khoáng tinh thể, có thể dễ dàng hòa tan vào môi trường nước tôm dễ hấp thu . Trong giai đoạn lột xác cần bổ sung khoáng vào ban đêm từ 10 – 12 giờ, giai đoạn này oxy sẽ tăng cao gấp đôi và sau khi lột xác tôm sẽ bắt đầu hấp thu khoáng từ môi trường nước để tạo vỏ. khi thấy tôm lột vỏ đồng loạt khó lột vỏ thì phải bổ sung khoáng liều cao để khắc phục hiện tượng này.

Hình ảnh
Tôm được bổ sung khoáng định kỳ

6. Các loại khoáng chất cho tôm

1. Khoáng Pentomin

Pentomin có công thức phối trộn đặc biệt cung cấp nhiều khoáng chất đa lượng, vi lượng cần thiết bổ sung cho tôm phát triển, sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thu thân thiện và bền vững với môi trường, đồng thời kích thích tôm lột xác, giúp tôm mau cứng vỏ, rút ngắn được thời gian tôm lột xác. Đây là loại khoáng được bà con áp dụng phổ biến hiện nay trong thủy sản. Quy cách đóng gói 10kg/bao và 20kg/bao

2. Khoáng Mặn Maka

Cung cấp muối khoáng Đa lượng  Kali,  Magie, và các muối khoáng Vi lượng tự nhiên  ở dạng ion hòa tan giúp Tôm hấp thụ tốt hơn các loại muối khoáng công nghiệp khác, ngoài ra còn giúp cân bằng các khoáng chất đa lượng và vi lượng trong nước ao nuôi, tiết kiệm chi phí sử dụng khoáng do giảm lượng muối khoáng công nghiệp sử dụng. Khắc phục hiện tượng Tôm thiếu khoáng trong mùa mưa và ao nuôi độ mặn thấp như: Hiện tượng mềm vỏ, đốm đen li ti trên vỏ Tôm, tôm rớt cục thịt. Quy cách đóng gói 15kg/thùng.

3. Khoáng xử lý đáy ao VH100

VH100 Cung cấp hệ đệm cho đáy ao để ổn định kiềm, bổ sung các loại khoáng đa lượng, vi lượng, khoáng hiếm để phục hồi đáy ao.

+ Chỉ số trao đổi khoáng cao, hàm lượng khoáng Silicat ( SiO2) cao giúp gây màu tảo khuê khi thả tôm và tang cường động vật phù du trong ao.

+ Các hạt khoáng có cấu trúc dạng tổ ong được xem như những giá thể vi sinh tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi để phục hồi lại hệ vi sinh có lợi ở đáy ao.

+ Giảm giá thành nuôi Tôm đạt hiệu quả cao và thân thiện với môi trường.

Quy cách đóng gói 10kg/bao, 20kg/bao hoặc 25kg/bao

Những loại khoáng chất cho tôm này đã được kỹ sư nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn và cho thấy hiệu quả. Quý bà con quan tâm và muốn sử dụng sản phẩm hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo đường dây nóng Mr.Tuynh 0967. 207. 111 để được tư vấn trực tiếp từ Kỹ Sư chuyên ngành Thủy Sản.

Nhu cầu khoáng chất cho tôm thẻ chân trắng là gì?

Khoáng chất đóng vai trò rất quan trọng trong thành phần dinh dưỡng của các loài động vật thủy sản, nhất là trong mô hình nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp. Việc bổ sung các khoáng chất không những giúp tôm khỏe mạnh mà còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường khả năng miễn dịch cho tôm. Và nhu cầu khoáng chất cho tôm thẻ chân trắng là gì? Tham khảo bài viết dưới đây để bà con hiểu hơn về khoáng cho tôm thẻ.

• Bổ sung khoáng chất cho tôm thẻ, tôm sú đúng cách

• Thuốc diệt khuẩn trong ao nuôi tôm chuyên dùng hiện nay

• Xử lý phèn trong ao nuôi tôm sao cho hiệu quả?

• Thức ăn cho tôm kiểng, tôm hùm, tôm giống chất lượng nhất

• Hướng dẫn cách đo độ kiềm ao tôm chính xác nhất

Vai trò khoáng chất ở tôm thẻ chân trắng

• Giúp ích cho quá trình tăng trưởng và vững chắc của lớp vỏ ngoài.

• Đóng vai trò là chất xúc tác cho hoạt động của các enzym

• Điều hòa hệ tim mạch, tuần hoàn máu, tiêu hóa của tôm

• Góp mặt trong các phản ứng hóa học quan trọng của cơ thể tôm

• Góp phần tạo lên cơ thể của tôm

• Giữ thăng bằng các thể dịch lỏng trong cơ thể

Nhu cầu khoáng chất cho tôm thẻ chân trắng

Đối với tôm khoáng chất có vai trò quan trọng giúp hình thành lên vỏ cân bằng áp suất thẩm thấu. Khoáng chất là một phần cấu tạo nên các tế bào , mô cơ ở tôm.

Nhu cầu khoáng chất cho tôm thẻ chân trắng rất cao vì chất khoáng là thành phần quan trọng trong cơ thể tôm giúp quá trình lột xác được dễ dàng, đồng thời tốc độ tăng trưởng cũng cao hơn. Nếu thiếu khoáng tôm sẽ dễ bị cong thân, mềm vỏ. Bên cạnh đó khi mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng cao thì việc bổ sung khoáng cần phải được quan tâm và bổ sung kịp thời.

Bà con có thể bổ sung liên tục khoáng chất cho tôm thẻ chân trắng trong suốt vụ nuôi, nhất là ở giai đoạn tăng trưởng nhanh của tôm từ 2 đến 3 tháng tuổi. Nhu cầu khoáng của tôm thay đổi tùy theo dạng khoáng. Các loại khoáng ở dạng tinh thể có thể dễ hòa tan trong nước và được hấp thu cao nhất ở dạng các ion, những hợp chất khác trao đổi điện tử với khoáng hình thành các hợp chất bền, ít tan sẽ khó hấp thụ. Vì vậy nên bổ sung khoáng chất dễ hoà tan và dễ hấp thu cho ao nuôi tôm hơn khoáng hòa tan trong thức ăn cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng có tốc độ tăng trưởng nhanh, do tôm lột xác liên tục, lại được nuôi theo mô hình thâm canh mật độ cao nên khoáng chất cũng rất cao. Khi nước có độ mặn càng cao thì hàm lượng khoáng hòa tan sẵn có càng cao và ngược lại. Khi nước ao có độ mặn thấp, hàm lượng Ca, Mg, P, Na,… trong nước thấp, tôm hấp thụ khoáng không đủ, đặc biệt trong quá trình sinh trưởng, nhu cầu khoáng chất cho tôm thẻ chân trắng lại tăng cao. Vì vậy bà con phải luôn duy trì đồ kiềm 100mg/l  trở lên, bằng cách sử dụng CaCO3. Bên cạnh đó, phải thường xuyên tạt khoáng cho ao nuôi để tôm cứng vỏ dễ lột xác, giúp tôm tăng trưởng nhanh.

Lớp vỏ của tôm được hình thành chủ yếu từ CaCO3 với một lượng ít Mg, P và S. Tôm có thể hấp thụ khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua uống và hấp thụ qua mang. Do đó, bà con có thể sử dụng khoáng trực tiếp vào trong nước để bù lượng khoáng mất đi trong quá trình lột xác của tôm là rất cần thiết.

Nhu cầu chất khoáng trong khẩu phần ăn cho tôm

Khi nuôi ở nồng độ muối thấp thì cần bổ sung khoáng thường xuyên để giúp tôm sinh trưởng và phát triển.

Cách bổ sung nhu cầu khoáng chất cho tôm thẻ chân trắng

+ Để bổ sung tốt nhu cầu khoáng chất cho tôm thẻ chân trắng bà con nên bổ sung vào buổi chiều hoặc lúc từ 22-24 giờ, vì đó là thời gian tôm thẻ chân trắng thường lột xác. Khi tôm thẻ lột xác, nhu cầu oxy hòa tan trong ao tăng gấp đôi và sau khi lột xác tôm sẽ thường hấp thu khoáng chất từ môi trường nước để tạo vỏ, quá trình hấp thu khoáng chất thường diễn ra mạnh lúc 2-4 giờ.

+ Khi tôm có hiện tượng mềm vỏ, khó lột xác, bà con cần phải định kỳ tạt khoáng bột xuống ao với liệu lượng 3_5kg/1000m3 nước sẽ khắc phục được hiện tượng tôm mềm vỏ, khó lột xác.

+ Tôm thẻ chân trắng thường phát triển nhanh nên nhu cầu khoáng chất cho tôm thẻ chân trắng cũng tăng nhanh. Tăng trưởng nhanh nhất vào khoảng từ 30-65 ngày tuổi. Nếu trong giai đoạn này thấy tôm có hiện tượng chậm lớn chứng tỏ hàm lượng Ca,Mg trong nước thiếu, không đủ nhu cầu hấp thu của tôm, cần phải bổ sung khoáng theo liều lượng 5_7kg/1000m3 nước định kỳ đánh 2_3 ngày/lần.

Ngoài ra bà con cũng nên tham khảo và sử dụng thêm các loại men vi sinh cho tôm để bổ sung lợi khuẩn đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa cho tôm. Giúp phòng và phục hồi sức khỏe tôm sau khi nhiễm bệnh hoại tử gan tụy cấp tính, giảm các triệu chứng của bệnh chậm lớn gây ra do EHP.

Hiện tượng tôm thiếu khoáng có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với quá trình nuôi tôm. Do vậy việc bổ sung các khoáng chất phù hợp nhu cầu khoáng chất cho tôm thẻ chân trắng là rất quan trọng. Hy vọng qua những chia sẻ của Nuôi tôm an toàn ở trên sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về các khoáng chất cho tôm cũng như là nhu cầu bổ sung khoáng chất trong quá trình nuôi tôm.

Mọi chi tiết xin liên hệ :

Hotline: 0967.207.111 (Mr Đỗ Tuynh – Kỹ sư Chuyên ngành thuỷ sản)

Website : https://trangtraiviet.com

 

Bình luận trên Facebook